top of page

TỔNG QUAN VỀ HRBP- ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ

HRBP – Xu hướng cập nhật trong mô hình nhân sự doanh nghiệp

Vậy HRBP là gì?

  • HRBP là viết tắt của cụm từ Human Resource Business Partner:“Nhân sự – đối tác kinh doanh” hay thường gọi tắt là “Đối tác nhân sự”. Hiểu đơn giản hơn, “HR + Business Partner” là bộ phận nhân sự đóng vai trò là đối tác với các phòng ban khác trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể.

  • HRBP vừa là đại diện nói thay cho những người lao động vừa là cầu nối giữa các đơn vị kinh doanh với các bộ phận khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả làm việc, phối hợp giữa các bộ phận trong đơn vị kinh doanh chiến lược. Do đó, HRBP phải là người có kiến thức và kỹ năng nhân sự chuyên sâu đồng thời có hiểu biết về chiến lược kinh doanh cũng như tầm nhìn doanh nghiệp.


Ở Việt Nam, đa số các công ty, tập đoàn lớn đều đã triển khai mô hình HRBP vì rất nhiều ưu điểm vượt trội mà mô hình đem lại. Nhưng làm sao để áp dụng đúng cách và triển khai mô hình HRBP thành công thì lại là một câu chuyện không hề đơn giản.

Để phân biệt được sự khác nhau giữa HRBP và HR truyền thống. Mọi người có thể nhận định theo 3 cấp độ ảnh hưởng của bộ phận nhân sự trong công ty.


HR truyền thống và HRBP khác nhau như thế nào?
HR truyền thống và HRBP khác nhau như thế nào?

Nếu HR truyền thống chỉ dừng lại ở công việc quản lý nhân sự, phát triển nhân sự thì HRBP còn định hướng – xây dựng – đào tạo – phát triển tổ chức nhân sự nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược kinh doanh cụ thể. Do đó, có thể hiểu là HRBP vừa có năng lực của HR truyền thống mà vừa có hiểu biết về chiến lược kinh doanh tiệm cận của một quản lý nhân sự.


HRBP có nhiệm vụ tư vấn và điều chỉnh chiến lược nhân sự, đáp ứng nhu cầu thay đổi theo tình hình của doanh nghiệp; nắm vững thước đo năng lực của toàn bộ nhân sự; nhận diện chiến lược kinh doanh mới và ảnh hưởng của bộ máy nhân sự; hiểu rõ tầm quan trọng của nhân tài đối với doanh nghiệp; tái cấu trúc nhân sự theo mục tiêu…


Bên cạnh đó, HRBP còn có nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa, quy định, quy trình làm việc, chính sách đến nhân viên; giám sát nhân viên trong suốt quá trình làm việc và đưa ra đánh giá về thái độ, tác phong; cập nhật các chương trình có sự thay đổi và bổ sung đến toàn bộ nhân viên. Giải quyết các mâu thuẫn; ứng phó trước những thay đổi đột ngột cấu trúc nhân sự trong tổ chức; giải quyết vấn đề có liên khác liên quan đến nội bộ.

CIPD Academy hi vọng với những kiến thức trên các bạn đã có một cái nhìn tổng thể về HRBP, hãy cùng tìm hiểu chi tiết vai trò và lộ trình phát triển của một HRBP trong những bài chia sẻ tiếp theo. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

5 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page